Mức Ðộ Khác Nhau Về Quan Sát

Những sự tương tác mà chúng ta quan sát thấy liên quan đến những hành động diễn ra “ngay lúc đó.” Ví dụ, trong một đoạn phim, một đứa trẻ ra hiệu và nói “ánh sáng” để thu hút sự chú ý của người cha vào đó.

Nhưng có những yếu tố “gián tiếp ở phía sau” cũng góp phần vào tất cả mọi sự tương tác. Cả người lớn và trẻ em đều đem theo những kinh nghiệm trước đó vào sự tương tác. Quá khứ của họ sẽ tác động đến những đặc điểm của sự tương tác theo một số cách. Thí dụ, hãy nhớ lại đoạn video mà người mẹ và đứa trẻ 3 tuổi cùng xếp chồng cao những khối vuông. Tất cả những gì người mẹ đã nói trong toàn bộ sự tương tác đó là, “Chúng ta hãy chơi xếp thứ gì đó nhé.” Thế nhưng họ đã tham gia vào một sự tương tác qua lại tuyệt vời. Quý vị nghĩ việc này gợi ý điều gì về quá khứ của họ đã cùng chơi xếp những khối vuông với nhau?

Quý vị có ghi đặc điểm “gián tiếp ở phía sau” nào vào bản liệt kê kết quả quan sát của quý vị không?

  • Bắt chước
    quan sát và sau đó làm lại, hay làm giống, một hành động nào đó
    Cách nói dành cho trẻ nhỏ
    giọng nói và cách nói đặc biệt dùng để nói chuyện với trẻ em nhỏ. Còn gọi là cách nói của cha mẹ dành cho em bé
    Sự nâng đỡ
    sự giúp đỡ mà người chăm sóc dành cho đứa trẻ để giúp em đạt được nhiều hơn kết quả mà em có thể tự mình đạt được
    Sự tương tác qua lại hoặc ngẫu nhiên
    những sự trao đổi khi người chăm sóc phản ứng kịp thời với hành động của đứa trẻ