Học Hỏi Qua Sự Nâng Đỡ

Cũng giống như giàn giáo ở chỗ xây cất giúp nâng đỡ tòa nhà đang xây, nâng đỡ đứa trẻ là cách mà người lớn có thể sử dụng để giúp cho việc học hỏi của đứa trẻ. Việc nâng đỡ giúp đứa trẻ xử lý thông tin và hiểu được nhiều hơn những gì mà các em có thể tự mình hiểu được. Khi đứa trẻ thu thập được thêm khả năng và kinh nghiệm, người chăm sóc có thể bớt lại sự trợ giúp hoặc điều chỉnh sự nâng đỡ của mình để giúp đứa trẻ đạt được tốt hơn trong cách cư xử. Điều này giúp ích cho quá trình học hỏi của đứa trẻ.

Quý vị nghĩ người mẹ và đứa con trong đoạn video đã từng cùng nhau đọc cuốn sách này hay chưa? Họ đã đọc rồi. Có gì trong sự tương tác của họ gợi ý về điều đó? Hãy để ý người mẹ ngưng lại một chút để cho bé trai thời gian kể tiếp một phần của câu chuyện như thế nào. Nếu đây là lần đầu họ cùng nhau đọc cuốn sách này, có thể người mẹ sẽ không ngưng lại, vì đứa con không biết chuyện gì sẽ xẩy ra! Nhưng vì trước đây em đã nghe qua câu chuyện này rồi, nên người mẹ khuyến khích em kể tiếp.

Người mẹ cũng không chỉ dừng lại trong câu chuyện. Cô ấy hỏi cậu con trai của mình trong trang sách có chữ gì. Khi con trai không biết trả lời, cô nâng đỡ thêm bằng cách gợi ý cho em. Sau đó đứa con đã có thể liên tưởng đến đời sống của em, nói rằng, “Đ viết tắt cho Đồ Chơi.” Người mẹ này đã biến việc đọc sách thành một kinh nghiệm nâng đỡ rất bổ ích.

  • Bắt chước
    quan sát và sau đó làm lại, hay làm giống, một hành động nào đó
    Cách nói dành cho trẻ nhỏ
    giọng nói và cách nói đặc biệt dùng để nói chuyện với trẻ em nhỏ. Còn gọi là cách nói của cha mẹ dành cho em bé
    Sự nâng đỡ
    sự giúp đỡ mà người chăm sóc dành cho đứa trẻ để giúp em đạt được nhiều hơn kết quả mà em có thể tự mình đạt được
    Sự tương tác qua lại hoặc ngẫu nhiên
    những sự trao đổi khi người chăm sóc phản ứng kịp thời với hành động của đứa trẻ